Stage light performance
Nghĩ về tính ước lệ của ánh sáng sân khấu
Nếu trong kiến trúc có bóng bản thân và bóng đổ thì trong ánh sáng sân khấu, (hình như) cũng có 2 loại tương tự vậy.
![Anh sang trong trinh dien.png](https://static.wixstatic.com/media/9a5935_df14fef0d7424ae8bb77fd8722a4eb8f.png/v1/fill/w_980,h_989,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01,enc_avif,quality_auto/9a5935_df14fef0d7424ae8bb77fd8722a4eb8f.png)
Thuật ngữ chuyên ngành biểu diễn thì không biết, chỉ nhận ra sau những lần đi xem biểu diễn, nhưng tạm gọi là ánh sáng bản thân và ánh sáng đổ.
Ánh sáng đổ này khiến chủ thể biểu diễn trở nên nặng hơn, cảm giác như đang được đứng lên một bề mặt, việc này đơn giản tạo một bóng đổ của chủ thể diễn xuất lên bề mặt sàn diễn. Việc sử dụng luồn sáng kiểu này cũng ước lệ tạo nên một sự ngăn cách giữa hai không gian. Không gian 2D được tạo bởi vùng sáng và vùng tối Nếu người diễn viên là động tác như đang nhảy về phía vùng được chiếu sáng, thì vùng sáng tự nhiên trở thành một hố sáng, người diễn viên vờ bị bay lên, vùng sáng như thể có lực hút mạnh. Đó là loại ánh sáng định hình không gian - Không gian mặt đất. --
![Anh sang trong trinh dien 2.png](https://static.wixstatic.com/media/9a5935_2d2a2ec0765141d79f318e2a84aeb013.png/v1/fill/w_980,h_719,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01,enc_avif,quality_auto/9a5935_2d2a2ec0765141d79f318e2a84aeb013.png)
Loại ánh sáng thứ 2, loại này không dùng một nguồn sáng duy nhất chiếu từ trên xuống mà sử dụng nhiều đèn ở sàn sân khấu chiếu vào chính nhân vật Lúc này chỉ chủ thể diễn xuất sáng lên, không có bóng đổ, ánh sáng cũng không đủ mạnh để chiếu tới các vật thể phía sau, hậu cảnh sân khấu ... Toàn thể cảnh là một màu đen kịt. Người diễn viên ước lệ như đang bay giữa 1 khoảng không đen kịt, anh ta không còn bóng, lúc này anh ta đứng trên một thứ không - gì - cả. Lúc này người ta thấy anh ta như đang tách ra khỏi cảnh. --
![Anh sang trong trinh dien 3.png](https://static.wixstatic.com/media/9a5935_0f1afd1855af443da84f6ea53be3e389.png/v1/fill/w_980,h_989,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01,enc_avif,quality_auto/9a5935_0f1afd1855af443da84f6ea53be3e389.png)
Chủ thể diễn xuất đi ra khỏi vòng tròn sáng, anh ta biến mất. Vòng tròn tắt, anh ta biến mất. Một vòng tròn khác bật lên ở một vị trí khác, Người ta thấy anh ta đã ngồi đó từ bao giờ. Ánh sáng quyết định sự tồn tại của con người. Đặc điểm nghệ thuật ở đây là khán giả sẽ nghĩ ánh sáng mang anh ta đến. -- Gần giống ánh sáng bản thân, nhưng khác ở chỗ nó chiếu một vệt bóng cực dài lên tường background, điều này gây cảm giác nặng nề, ngột ngạt, đánh mạnh vào tâm lý người xem. Ánh sáng đổ trong ánh sáng bản thân được lan đều diễn tả sự hoang mang, do dự, không dứt khoát, sự tìm kiếm. Ánh sáng đổ tạo thành một hình có diện tích hình ảnh, bán kính tương đương với một khu vực thực tế ngoài đời thật (ví dụ 1 võ đài) -> chủ thể diễn xuất chuyển tư thế sang đấu thủ, sân khấu lúc ấy tự nhiên được ước lệ như một võ đài.
Ánh sáng bán kính như một ống khói, diễn viên giả bộ rơi xuống, đèn tắt, chuyển cảnh.
Ánh sáng và bóng tối cũng giấu người nghệ sỹ, tạo cảm giác khác lạ, tạo nên một chủ thể diễn xuất khác, bóng tối che mất phần định vị, che mất cả hệ quy chiếu.
Một người đàn ông co người lại, phần bóng tối che phủ thân dưới, người xem cảm nhận thấy đó là một người/vật gì đó thấp thôi. Rồi anh ta vươn lên, cao hơn tưởng tượng, ánh sáng chỗ đậm chỗ nhạt, chỗ lại toàn bóng tối, chạy quanh vị trí của người nghệ sỹ, gây tò mò không hiểu đó là cái gì, cho tới khi "bóng tối tắt mất"
Ánh sáng và bóng tối tạo nên những không gian ảo mà thực bằng máy chiếu, một hồ nước xuất hiện ngay trên mặt sân khấu, vũng nước cạnh nhân vật, hay đàn ong bay qua bay lại. Nhiều khi, phải đảo ngược chiều suy nghĩ, ánh sáng có đủ rồi, mình ứng xử với bóng tối đã đủ chưa... Một chiếc smartphone bật lên trong nhà hát, là giết chết cả buổi biểu diễn.